[banner]
[block1]
[block2]
[QUANGCAO1]
[QUANGCAO2]
[QUANGCAO3]
[QUANGCAO4]

Tết truyền thống của người Khơ mú

Thứ ba - 02/02/2016 04:06
Người Khơ mú sinh sống chủ yếu tại khu vực miền núi phía Bắc, với những nét đặc trưng trong văn hóa. Tết với người Khơ Mú có ý nghĩa đặc biệt
Ảnh minh họa: Thiếu nữ Khơ mú trong trong phục truyền thống
Ảnh minh họa: Thiếu nữ Khơ mú trong trong phục truyền thống
             Đồng bào Khơ Mú ăn tết cổ truyền theo Tết Nguyên đán. Vào khoảng cuối tháng Chạp là thời gian đồng bào chuẩn bị cho ngày tết với mong muốn một năm mới đem lại nhiều điều may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Tục đón tết của người Khơ Mú khá độc đáo. Nổi bật nhất trong ngôi nhà đó là hai bàn thờ: thờ ma nhà và thờ thổ công được trang hoàng lộng lẫy với giấy nhiều màu sắc trong đó, giấy màu đỏ theo quan niệm của người Khơ Mú là biểu tượng cho hạnh phúc và may mắn. Theo tập quán, trước ngày 30 tết nhà nào cũng phải dựng bàn thờ để đón tổ tiên về nhà ăn tết. Để dự đoán những may rủi trong năm mới, ngày 30 Tết, nhà nào cũng có một con gà trống thiến để cúng tổ tiên và sau giao thừa xem chân đoán vận hạn. Sau giao thừa, các cụ già trong gia đình thường lắng nghe xem con vật nào kêu trước. Theo quan niệm của đồng bào Khơ mú, nếu con gà kêu trước thì năm đó sẽ mất mùa vì gà lúc nào cũng ăn; nếu con lợn hay con chó kêu trước thì năm đó sẽ được mùa và no ấm quanh năm bởi con chó thì sang, con lợn thì sung túc; còn nếu con mèo kêu trước thì sẽ có nhiều chuột phá nương rẫy...

Ảnh: Lễ cúng trong ngày tết của người Khơ mú

 
            Người Khơ Mú quan niệm lấy nước vào buổi sáng mồng một sẽ đem lại sự may mắn cho mọi người trong gia đình. Chính vì vậy, ngay từ sáng sớm, bà chủ gia đình sẽ địu ống bương ra khe lấy nước mới về cho mỗi người uống một ngụm nhỏ để lấy may, sau đó mọi người rửa mặt, chân tay bằng nước mới. Người xông nhà có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu bị người có vía dữ đến xông nhà thì coi như cả năm đó xui xẻo. Chính vì vậy, người xông nhà thường được lựa chọn và chuẩn bị trước.

 Ảnh: Mâm cúng tết của người Khơ Mú

        Trong ngày mồng một đầu năm, người ta kiêng từ làng này sang làng kia chơi, chúc tết vì quan niệm rằng nếu đi sang làng khác chơi thì của cải trong làng sẽ đi theo và làng mình sẽ đói kém suốt cả năm đó. Sau ngày mồng một, dân làng đi chúc tết và dự lễ mổ lợn cúng tổ tiên, ma nhà và ăn tết tại gia đình. Bố mẹ cùng con cái đi chúc tết, mừng thọ ông bà và được ông bà mừng tuổi cho bánh chưng để lấy may chính vì vậy ngày tết, người Khơ Mú thường làm rất nhiều bánh chưng. Đồng bào ăn tết đến hết rằm tháng Giêng nên bánh chưng được gói liên tục nếu trong nhà hết bánh. Ngày rằm cũng là ngày gia đình làm lễ tiễn tổ tiên và “đuổi ma” về rừng, kết thúc tết cổ truyền Mạz Chiêng. Bàn thờ được dỡ bỏ, cuộc sống bắt đầu lại công việc thường ngày.
 
 

Tác giả: Lò Thị Viên

Nguồn tin: Tổ Văn- Địa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

KH170

Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025

Thời gian đăng: 21/05/2024

lượt xem: 267 | lượt tải:276

TB156

Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025

Thời gian đăng: 21/05/2024

lượt xem: 197 | lượt tải:0

63/ KH-THPTMC

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030

Thời gian đăng: 30/09/2023

lượt xem: 838 | lượt tải:149

248/ KH-THPTMC

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030

Thời gian đăng: 06/02/2023

lượt xem: 1727 | lượt tải:640
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập440
  • Máy chủ tìm kiếm82
  • Khách viếng thăm358
  • Hôm nay157,903
  • Tháng hiện tại815,163
  • Tổng lượt truy cập52,246,014
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi