Căn cứ Công văn liên ngành số 73/HD - BGD&ĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về
“Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX”. Đồng thời, đáp ứng đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, gắn học tập với thực tiễn, những năm qua, trường THPT Mường Chà đã triển khai phương thức sử dụng di sản trong dạy học ở các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, bước đầu đạt được những hiệu quả nhất định.
Năm học 2017 – 2018, trường THPT Mường Chà tổ chức tìm hiểu, giảng dạy về nghệ thuật tạo hoa văn và trang phục truyền thống của người Mông hoa ở xã Sa Lông, huyện Mường Chà (Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3421/QĐ-BVHTTDL (ngày 11/9/2017) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian).
Giới thiệu di sản văn hoá nghệ thuật tạo hoa văn trong giờ sinh hoạt lớp
Đưa các di sản văn hóa phi vật thể nhất là di sản nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông vào giới thiệu, giảng dạy, kết hợp với các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT Mường Chà không chỉ là một giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể mà còn góp phần đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo: học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; giúp cho các em học sinh có những hiểu biết về nghệ thuật, về di sản văn hóa của dân tộc mình, đồng thời các em thấy tự tin, hãnh diện khi mặc những bộ trang phục dân tộc trong sinh hoạt, học tập tại trường.
Tuyên truyền di sản văn hoá thông qua giờ ngoại khoá
Sử dụng di sản văn hoá trong giờ học tại trường THPT Mường Chà