Chuyên đề nhóm văn do cô Lê Thị Quỳnh Thao thực hiện bài
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, với tác phẩm này, trong SGK học sinh chỉ được tiếp xúc với một đoạn trích nhỏ gây khó khăn trong việc tiếp nhận và lĩnh hội văn bản. Hơn thế nữa, đây là thể loại kịch còn khá xa lạ đối với học sinh. Chính vì vậy, học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu tác phẩm.Chuyên đề nhóm văn do cô Lê Thị Quỳnh Thao thực hiện bài
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, với tác phẩm này, trong SGK học sinh chỉ được tiếp xúc với một đoạn trích nhỏ gây khó khăn trong việc tiếp nhận và lĩnh hội văn bản. Hơn thế nữa, đây là thể loại kịch còn khá xa lạ đối với học sinh. Chính vì vậy, học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu tác phẩm.
Cô Lê Thị Quỳnh Thao thực giảng bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Việc thực hiện chuyên đề này nhằm mục đích thiết kế một bài cụ thể để thực hiện giảng dạy giúp các em học sinh tiếp nhận một cách hiệu quả đoạn trích
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài để hiểu rõ hơn về tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm ở trong đó. Về nội dung:
- Nắm được những đăc điểm của thể loại bi kịch. Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch.
- Nhận thức được quan điểm nhân dân của Nguyễn Huy Tưởng, đồng thời thấy được thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng đối với những nghệ sĩ đầy tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để họ thực hiện khát vọng ấy.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kịch qua đoạn trích.
Song song với chuyên đề trên, nhóm địa thực hiện chuyên đề
Luyện kĩ năng “ Vẽ và nhận xét biểu đồ tròn” cho học sinh lớp 10) do cô Lò Thị Viên và Chu Thị Phương thực hiện.
Cô Lò Thị Viên thực giảng hướng dẫn vẽ và nhận xét biểu đồ tròn
Mục đích của chuyên đề: Rèn kĩ năng địa lí cơ bản cho học sinh, giúp các em có kĩ năng thực hành vẽ và nhận xét đối với biểu đồ tròn, và từ đó hình thành nên các kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ khác…
Những buổi sinh hoạt chuyên đề trên đều thực hiện trên tinh thần cải cách của Bộ GD-ĐT về đổi mới phương pháp dạy học: lấy học sinh làm trung tâm và giáo viên là người hướng dẫn, định hướng cho HS chiếm lĩnh tri thức, đồng thời với mong mỏi nâng cao khả năng tự học của HS, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.