[banner]
[block1]
[block2]
[QUANGCAO1]
[QUANGCAO2]
[QUANGCAO3]
[QUANGCAO4]

TƯ VẤN LỰA CHỌN MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA VÀ XÉT TUYỂN CĐ-ĐH NĂM 2016

Thứ sáu - 19/02/2016 21:21
Quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển CĐ-ĐH đã được Bộ Giáo dục và đào tạo công bố, việc còn lại của thí sinh là lựa chọn tổ hợp môn thi hợp lí và ôn tập sao cho hiệu quả để đạt được kết quả tốt nhất.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
         Tối 18/2/2016 Bộ GD-ĐT đã ban hành nội dung chính thức quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển ĐH-CĐ, nhiều vấn đề bất hợp lý của kì thi trước đã được điều chỉnh. Việc tìm hiểu kỹ và nắm bắt thông tin chính xác về thi đại học, thi THPT quốc gia 2016 thế nào là việc rất quan trọng giúp cho học sinh, phụ huynh yên tâm và có cách học đúng đắn nhất để có được kết quả tốt trong kỳ thi quan trọng của mỗi học sinh.
          Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016 sẽ tổ chức 8 môn thi trong đó thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và các môn tự chọn từ các môn Lý, Hóa, Sinh,Sử, Địa . Riêng với môn Ngoại ngữ, những thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được phép chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn. Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài thi mỗi môn 180 phút; các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài thi mỗi môn 90 phút; môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm, thời gian làm bài thi 90 phút.

Ảnh minh họa: Giờ ôn tập của thầy và trò nhà trường

          Theo quy chế, cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2016 tăng cường độ phân hóa, nhiều câu hỏi mở. Đề có cấu trúc gồm 60% câu hỏi cơ bản, 40% câu hỏi mức độ khó tăng dần. Tuy nhiên, trong 60% và 40% đó không phải tất cả các câu đều dễ hoặc đều khó mà có phần giao thoa. Chính những câu hỏi này sẽ phân hóa những thí sinh có học lực trung bình và khá. Nội dung của đề bám sát chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 , không đánh đố, lắt léo. Trong đó các môn khoa học xã hội sẽ theo hướng mở, giảm chuyện học thuộc lòng mà yêu cầu học sinh phải biết phân tích sự kiện nhất sự kiện nóng trong xã hội. Đề các môn khoa học tự nhiên thì ngoài việc đánh giá kiến thức THPT, sẽ tập trung vào các câu hỏi vận dụng kiến thức, thực hành. Đề thi gồm 2 nhóm câu hỏi: nhóm 1 đảm bảo học sinh trung bình có thể tốt nghiệp, nhóm 2 câu hỏi khó để phân loại thí sinh để tuyển vào Đại học, cao đẳng. Đề thi đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn để làm bài, giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Đề thi các môn khoa học xã hội và nhân văn được ra theo hướng mở để khắc phục tình trạng bắt học sinh học thuộc lòng, đồng thời huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và vốn sống của học sinh vào việc làm bài (chẳng hạn, trong một đề thi xã hội có cả kiến thức môn Lịch sử, Địa lí, Sử, Địa sẽ giảm học thuộc lòng và nhớ dữ liệu ...). Đề thi môn khoa học tự nhiên như sẽ tăng cường đánh giá việc vận dụng kiến thức của học sinh bao gồm kiến thức vật lý, hóa học, sinh học. Đề thi sẽ đảm bảo cả 4 mức độ : nhận biếtthông hiểu, vận dụng, vận dụng cao; vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản cho hầu hết thí sinh, và yêu cầu nâng cao nhằm phân hóa trình độ học sinh phục vụ công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.
          Theo thông báo chính thức của Bộ GD-ĐT về kì thi THPT quốc gia 2016, thời gian đăng kí môn thi chưa cụ thể ( dự kiến là vào giữa tháng 3/2016), thời gian thi vào các ngày 01, 02, 03, 04 tháng 7/2016. Chính vì vậy thời gian cũng không còn nhiều nên việc nhanh chóng lựa chọn và xác định môn thi với các em học sinh hét sức cần thiết. Việc lựa chọn này phải đảm bảo phù hợp với năng lực cá nhân học sinh với môn học và mục đích để xét công nhận TN THPT hay để xét tuyển sinh ĐH-CĐ.

                        Ảnh minh họa: Trao đổi bài

          Với tình hình thực tiễn tại trường THPT Mường Chà, đa số các em học sinh là người dân tộc ít người thuộc vùng đặc biệt khó khăn, nhà ở xa trường phải trọ học nên điều kiện học tập còn nhiều hạn chế, chính vì vậy đa số các em dự thi kì thi THPT với mục đích xét công nhận TN THPT. Việc tổ chức kì thi 2 trong 1 này dễ gây hiểu lầm cho các em học sinh là đề sẽ rất khó, tạo tâm lí hoang mang; nhưng với việc công bố quy định thi của Bộ giáo dục về kì thi THPT quốc gia 2016 và cách ra đề thi trong kì thi THPT 2015 vừa qua thì học sinh đạt từ 5 – 6 điểm không phải khó và nằm trong tầm tay. Đề thi chính thức được ra theo cấu trúc đề thi minh họa và mức độ còn dễ hơn cả đề minh họa mà Bộ đã công bố. Để tránh tình trạng chọn môn thi theo phong trào, nhất là với đối tượng học sinh trung bình, trung bình - yếu, nhà trường tư vấn cho các em nên chọn môn thi mà mình thấy tự tin nhất. Bởi vì mục tiêu đầu tiên của các em là phải đậu tốt nghiệp THPT trước đã. Bên cạnh đó có rất nhiều em lựa chọn thi để xét tuyển sinh ĐH-CĐ, đối với những em này bên cạnh việc lựa chọn để xét công nhận TN thì các em phải lựa chọn môn phù hợp với khối thi mà ngành mình dự định xét tuyển, tránh lựa chọn dàn trải gây vất vả cho việc ôn thi dẫn đến kết quả thi không cao. Với những môn học để xét tuyển đại học, tỉ lệ cạnh tranh sẽ rất cao. Các em cần hoàn thành 60% kiến thức cơ bản chính xác nhất trong thời gian ngắn nhất, dành thời gian để giải quyết 40% kiến thức nâng cao còn lại. Muốn vậy, ngay từ bây giờ, học sinh cần nắm vững cấu trúc đề thi, nội dung kiến thức và phân bổ khó – dễ trong đề thi. Từ đó, xây dựng kế hoạch học tâp dựa trên "sườn" đề thi đó, cần ôn luyện bài bản, bám sát cấu trúc đề thi. Sau đây là một vài tư vấn cho các em trong việc lựa chon môn thi trong kì thi THPT Quốc gia năm 2016.
          Thứ nhất:  Chọn môn thi mà bản thân học tốt nhất. Để đủ điều kiện tốt nhiệp THPT, học sinh phải trải qua 4 môn thi gồm 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn. Đối với hệ GD thường xuyên không học Ngoại ngữ sẽ được lựa chọn một môn khác để thay thế, tức là có 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn. Với các môn tự chọn, các em cần lựa chọn trong số các môn còn lại là: Sử, Địa, Hóa, Lý, Sinh để dự thi, vì thế các em cần lựa chon môn thi mà mình học tốt, yêu thích nhất. Trong vài năm gần đây, các môn khoa học xã hội là Sử, Địa luôn được học sinh nhà trường lựa chon để làm môn thay thế, bởi xét đến cùng hai môn này phù hợp với đặc điểm học sinh, cần chút thời gian và sự chuyên cần là có thể đạt được số điểm trung bình là 5 điểm.
          Thứ 2: Chọn môn thi kết hợp được cả 2 mục tiêu là tốt nghiệp THPT và xét tuyển Cao đẳng, đại học. Do gộp 2 kì thi làm một, nên thì sinh phải lựa chọn kĩ càng môn thi để thực hiện được 2 mục tiêu là: tốt nghiệp THPT và xét tuyển CĐ-ĐH. Việc xét tuyển vào các trường CĐ-ĐH vẩn theo các môn thi truyền thống. Cụ thể khối A gồm các môn Toán, Lý, Hóa; Khối B gồm Toán, Hóa, Sinh; Khối D gồm Văn, Toán, Ngoại; Khối C gồm: Văn, Sử, Địa..v.v.. Như vậy, , để được xét tuyển vào các ngành vốn thi khối A, B, C học sinh chưa tốt nghiệp THPT (đang học lớp 12) sẽ phải đăng ký thi ít nhất 5 môn chứ không phải là 4 môn. Ví dụ Học sinh lựa chọn khối A để xét tuyển CĐ-ĐH, ngoài 3 môn bắt buộc: Toán, Văn, Ngoại, thì các em phải lựa chọn thêm 2 môn tự chọn nữa là Lý và Hóa. Nếu chọn Khối B thì thêm 2 môn tự chọn là Hóa và Sinh, Nếu chọn khối C thì thêm môn Sử và môn Địa tổng đều là 5 môn. Riêng với khối D, dù cả 3 môn thi truyền thống của khối thi là toán, văn, ngoại ngữ đều là các môn thi bắt buộc, học sinh chỉ phải chọn thêm một môn tự chọn cho đủ 4 môn thi tối thiểu. Nếu hợp thí sinh chọn hai khối A, B để xét tuyển thì các môn tự chọn sẽ là 3 môn gồm: Hóa, Lý, Sinh, tổng môn thi sẽ là 6. Trường hợp học sinh chọn khối C, D sẽ phải lựa chọn thêm 2 môn là Sử và Địa, tổng số môn là 5.
          Thứ 3: Không nên chọn quá nhiều môn thi sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả chung. Việc lựa chọn nhiều môn thi sẽ giúp học sinh thêm nhiều cơ hội để xét tuyển vào các trường CĐ-ĐH, nhưng giải pháp này cũng rất mạo hiểm, bởi nhiều môn đồng nghĩa với lượng kiến thức và thời gian ôn tập cần nhiều hơn, nếu không đủ kiến thức và thời gian để ôn tập và làm bài thi thì kết quả sẽ không cao. Vì thế các em cần biết tính toán, lựa chọn cho hợp lí.
          Thứ 4: Phân đều thời gian và lượng kiến thức cho các môn thi. Trong kì thi THPT Quốc gia năm 2015, nhiều thí sinh đã đủ điểm để được xét tuyển vào các trường Đại học, tuy nhiên lại không đủ điều kiện đỗ tốt nghiệp bời thí sinh đó có một bị điểm liệt ( 1 điểm trở xuống), và đương nhiên nhưng thí sinh đó không được theo học các trường CĐ-ĐH phải chờ năm sau để thi lại. Hai kì thi được gộp làm một, do vậy không còn cơ hội cho học sinh thi lại, lựa chọn môn thi phù hợp, khoa học là một cách giúp các em đạt kết quả tốt nhất.
                    Các em học sinh thân mến ! “ Trên bước đường thành công không có bước chân của kẻ lười biếng” chính vì vậy ngay từ lúc này các em cần xác định rõ ràng mục đích và môn thi để có phương pháp học tập phù hợp. Chúc các em đạt kết quả tốt nhất trong kì thi sắp tới.
 

Tác giả: Ngô Xuân Oanh

Nguồn tin: thptmuongcha.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

KH170

Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025

Thời gian đăng: 21/05/2024

lượt xem: 395 | lượt tải:330

TB156

Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025

Thời gian đăng: 21/05/2024

lượt xem: 307 | lượt tải:0

63/ KH-THPTMC

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030

Thời gian đăng: 30/09/2023

lượt xem: 1003 | lượt tải:181

248/ KH-THPTMC

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030

Thời gian đăng: 06/02/2023

lượt xem: 1876 | lượt tải:682
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập319
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm318
  • Hôm nay91,840
  • Tháng hiện tại1,386,315
  • Tổng lượt truy cập62,681,570
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi