[banner]
[block1]
[block2]
[QUANGCAO1]
[QUANGCAO2]
[QUANGCAO3]
[QUANGCAO4]

Truyền thồng ngày Quốc tế phụ nữ 8-3

Thứ tư - 02/03/2016 21:41
Tháng Ba đã về trong không khí vui tươi tràn ngập sắc xuân khắp đất trời. Một không khí vui tươi, phấn khởi chuẩn bị chào đón ngày hội lớn của phụ nữ khắp thế giới nói chung và kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Ảnh minh họa: Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam
Ảnh minh họa: Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam
         Ngày 8/3, đó là cả một câu chuyện lịch sử dài về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và hạnh phúc cho phụ nữ của nhiều nhóm phụ nữ trên toàn thế giới. Chính phụ nữ là những người làm nên ngày 8/3 lịch sử. Để mỗi năm có một ngày tràn ngập hoa thì đã có không ít máu và nước mắt đổ xuống trong quá khứ.
        Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bọn chủ tư bản lợi dụng sức lực của phụ nữ, trẻ em, trả lương rẻ mạt làm cho đời sống của phụ nữ và trẻ em cực khổ, điêu đứng.
       Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày 8/3/1899, tại hai thành phố Chicago và New-York (của nước Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của phụ nữ lao động Mỹ. Ðến tháng 2 năm 1909 lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ " mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tại New-York đã có 3000 chị dự cuộc họp phản đối chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.
       Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới.
      Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đã xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Đức) và bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907, hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-xkai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành lập Ban "Thư ký phụ nữ quốc tế". Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư.

                   Ảnh minh họa: Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3

      Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26 và 27 tháng 8 năm 1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Cô-pen-ha-gơ (thủ đô Ðan Mạch), về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày “Quốc tế phụ
nữ”,ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu:
“Ngày làm việc 8 giờ”. “Công việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau”
“Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.
      Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 8/3 với những nội dung và hình thức phong phú.
Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.
Mùa xuân năm 40 trước công nguyên, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.
Được sự ủng hộ đông đảo của các lực lượng, cuộc Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, đập tan chính quyền đô hộ, buộc tướng Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu trốn về nước. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay). Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, do chênh lệch thế lực với địch quá lớn nên cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài 2 năm. Hai Bà đã hy sinh anh dũng để bảo vệ dân tộc.
Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chưa có một dân tộc, một quốc gia nào lại có được niềm vinh quang như vậy. Ngày nay, cứ mỗi độ xuân về  chúng ta lại kỉ niệm chiến công và sự hi sinh lẫm liệt của Hai Bà cùng các nữ tướng.

                Ảnh minh họa: Vẻ đẹp người Phụ nữ Việt Nam

       Tiếp bước truyền thống, phụ nữ Việt Nam đã có biết bao tấm gương sáng ngời với những phẩm chất cao quý về lòng trung thành với Tổ quốc, về tinh thần hy sinh dũng cảm, họ đã khẳng định rằng phụ nữ Việt Nam mềm nhưng không yếu, họ đã sát cánh với phái mạnh để đem lại những ngày huy hoàng của lịch sử dân tộc trong đó có những gương luôn luôn tồn tại và lưu luyến trong tâm hồn người Việt đó là Mẹ Suốt, là các chị Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Hoàng Ngân, Nguyễn thị Định và biết bao nữ anh hùng, liệt sỹ mãi mãi là những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam; tên tuổi của các chị được khắc ghi trong lịch sử đấu tranh cách mạng hào hùng của dân tộc và luôn gắn liền với lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam.
Trong 365 ngày của một năm, phụ nữ có riêng một ngày để được xã hội quan tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống. Họ luôn âm thầm hy sinh và chịu đựng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì vậy, họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và quan tâm hơn nữa từ một nửa kia còn lại của thế giới, chia sẻ với họ những khó khăn trong công việc và gia đình.
Không ai có thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: Họ vừa là người nội trợ, vừa tham gia lao động xã hội, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước, không những thế họ còn giữ một thiên chức cao cả là một người mẹ, mang nặng đẻ đau ra những đứa con và nuôi dạy chúng thành người. Phụ nữ ngày nay đang dần khẳng định mình là phái đẹp chứ không còn là phái yếu như trước kia.
          Ngày hôm nay chúng ta cũng không thể không kể đến những đóng góp của các cô giáo, các cô nhân viên và các nữ sinh trong trường, những người đã không ngừng phấn đấu góp phần xây dựng nhà trường ngày càng tốt đẹp hơn. Các cô là phần không thể thiếu trong nhà trường, xứng đáng là phụ nữ Việt Nam “Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang”. Trong từng lĩnh vực các cô đã xuất sắc vai trò của mình, chúng ta hãy cùng chia sẻ và chúc mừng tất cả các cô giáo, các cô nhân viên trong trường, mỗi người là một mảnh ghép xây đắp cho mái trường.

             Ảnh: Các cô giáo tổ Văn- Địa

      Trong phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” có nhiều tấm gương tiêu biểu như các cô giáo dạy giỏi cấp Tỉnh, có nhiều thành tích trong chuyên môn như : Cô Phạm Thu Thu, Cô Lò Thị Viên, cô Cao Thị Liễu, Cô Chu Thị Phương, Cô Phương Thu, Cô Phạm Thị Mai Mai và nhiều cô giáo khác . Nhiều cô được khen tặng danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Các cô không những làm tốt công việc ở trường mà còn là người vợ, mẹ đảm đang, mẫu mực, nhiều cô có chồng là bộ đội, chồng đi xa họ phải thay chồng nuôi con, có cô có con đạt được thành tích cao trong học tập và thành đạt như cô Đặng Thị Kim Liên, Cô Ngô Thị Kim Thu, Cô Phùng Thị Giang; Cô Lương Thị Thăng; cô Đinh Trang Nhung; cô Nguyễn Thị Sen; cô Ngô Thị Duyến....Còn nhiều gương mặt nữ tiêu biểu trong trường ta nữa và góp sức cho thành tích của trường còn có các thế hệ học sinh nữ của trường. Các em là những bông hoa nhỏ, ngát hương, là mầm non tương lai tươi đẹp của đất nước.
      Các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến! Vào ngày 8/3 hàng năm, là ngày mà toàn xã hội tôn vinh, ngợi ca vẻ đẹp của những người phụ nữ. Đó là một ngày thật ý nghĩa, ngày để bù đắp cho những vất vả, tần tảo của những, những người vợ đảm đang, vun vén dựng xây tổ ấm gia đình, những người chị, người bạn, người em gái, trẻ trung, yêu đời. Xin dâng tặng tất cả tình yêu và sự ngưỡng mộ tới những người mẹ, người chị đã góp phần không nhỏ trong cuộc đấu tranh và xây dựng đất nước. Cảm ơn những người phụ nữ đã làm cho một nửa còn lại của cuộc sống đẹp hơn, tươi hơn và hạnh phúc hơn.
      Xin chúc chị em những điều tốt đẹp nhất, chúc các cô, các chị, ngày càng xinh đẹp hơn, trẻ trung hơn, đóng góp nhiều thành tích hơn. Xin chúc các nữ học sinh ngoan hơn, đáng yêu hơn và học tập tốt hơn. Tôi cũng không quên chúc các thầy giáo,các chú nhân  viên các nam học sinh khỏe mạnh, hoàn thành tốt công việc của mình và luôn xứng đáng là điểm tựa cho những bông hoa dịu dàng khoe sắc, để ngày 8-3 thực sự là ngày hội không chỉ giành riêng cho phụ nữ mà còn lan tỏa tới những trái tim của phái mạnh.

          Ảnh: Nữ sinh nhà trường trong Hội diễn văn nghệ.



Tác giả: Nguyên Thanh Loan- Chủ tịch Công đoàn

Nguồn tin: Tổ Văn- Địa

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

KH170

Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025

Thời gian đăng: 21/05/2024

lượt xem: 395 | lượt tải:330

TB156

Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025

Thời gian đăng: 21/05/2024

lượt xem: 307 | lượt tải:0

63/ KH-THPTMC

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030

Thời gian đăng: 30/09/2023

lượt xem: 1003 | lượt tải:181

248/ KH-THPTMC

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030

Thời gian đăng: 06/02/2023

lượt xem: 1876 | lượt tải:682
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập315
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm312
  • Hôm nay91,840
  • Tháng hiện tại1,386,125
  • Tổng lượt truy cập62,681,380
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi